Định lượng giá trị Giá trị (kinh tế học)

Định lượng giá trị là vấn đề quan tâm của các nhà nghiên cứu kinh tế lý thuyết. Các nhà kinh tế chính trị cổ điển và Marx K. cho rằng tính chất chung của giá trị xuất phát từ lao động. Giá trị lao động được đo bằng thời gian lao động. Giá trị của hàng hóa là lượng lao động trung bình cần thiết để sản xuất hàng hóa đó. Tuy nhiên lý thuyết này không giải thích được giá trị của tài nguyên, yếu tố chưa liên quan đến lao động.

Trường phái hiệu dụng biên cho rằng cơ sở giá trị của sản phẩm là tính ích dụng và sự khan hiếm. Tính ích dụng đối với từng cá nhân và ở những thời điểm, hoàn cảnh khác nhau cũng khác nhau. Nhờ vào lý thuyết cận biên trong toán học được lập ra ở cuối thế kỷ XIX, các nhà nghiên cứu của trường phái này đã giải thích hoàn chỉnh nguồn gốc giá trị của hàng hóa. Tuy nhiên học thuyết này cũng gặp phải sự phê phán khi bỏ qua vai trò của lao động trong việc tạo ra giá trị.

Lý thuyết hiện đại về giá trị giải quyết những vướng mắc trong định lượng giá trị bằng cơ chế cung-cầu. Đó là đóng góp của Alfred Marshall với nguyên lý cung cầu của ông. Tuy nhiên học thuyết này dựa trên tiên đề về "sự cân bằng kinh tế" mà hiện nay nhiều nhà nghiên cứu ngờ vực.có hai loại định nghĩa về giá cả đó làGiá cả là người mua trả cho người bán để được quyền sở hữu sản phẩm dịch vụ Giá cả là khoản thu nhập mà người bán nhận được khi tiêu thụ một loại sản phẩm dịch vụ Theo chế độ kế toán IVSC giá cả là số tiền được đưa ra yêu cầu đối với một loại sản phẩm dịch vụ Giá trị thị trường là số tiền trao đổi ước tính về tài sản tại thời điểm thẩm định giá giữa một bên là người bán sẵn sàng bán với một bên là người mua sẵn sàng mua, sau một quá trình tiếp thị công khai, mà tại đó các bên hành động khách quan, hiểu biết và không bị ép buộc Giá trị phi thị trường là số tiền ước tính một tài sản dựa trên việc đánh giá yếu tố chủ quan của giá trị nhiều hơn là dựa vào khả năng có thể mua bán trên thị trường